Trong rất nhiều những hình xăm nghệ thuật thì có lẽ hình xăm mặt quỷ ít được người chơi xăm lựa chọn nhất. Tại sao lại như vây? Câu trả lời có lẽ là vì người ta ít hiểu về ý nghĩa hình xăm này. Hình xăm mặt quỷ oni cũng là một hình xăm mặt quỷ, cùng khóa học xăm hình tìm hiểu về ý nghĩa hình xăm này trong văn hóa nhật bản nhé.
Rất khác với hình tượng quỷ ở nhiều nền văn hoá phương Tây, Oni của Nhật Bản có rất nhiều hình dạng khác nhau và không nhất thiết luôn phải được nhìn thấy dưới hình thù gớm guốc của ác quỷ. Tuy nhiên hình dạng mà người ta thường hình dung về Oni qua các bức tranh cổ cũng như những mặt nạ sân khấu và thường là một sinh vật có hình dáng giống người nhưng mang gương mặt ác quỷ với 2 sừng dài, đôi mắt lồi, với nụ cười ác độc để lộ những cái răng nanh sắc nhọn cùng mái tóc xoã. Oni thường quàng khăn da hổ và cầm một chiếc chuỳ sắt. Oni mang bất cứ mầu sắc nào nhưng người ta thường cho nó màu da xanh hoặc đỏ.
Đôi khi Oni mang hình hài một người thanh niên khôi ngô, một cô gái xinh đẹp, có lúc lại giống như hình thù một cái đầu lâu. Hình ảnh của Oni rất đa dạng, một số hoạ sĩ dạy vẽ tattoo đã miêu tả Oni với những đặc điểm vô cùng kì quái như có thêm nhiều con mắt khác, có thêm hay là bớt đi những ngón tay, ngón chân với vuốt sắc.
Tại sao Oni lại có nhiều hình hài đến vậy? Việc này xuất phát từ ý nghĩa của Oni trong văn hoá Nhật Bản. Người ta nói rằng Oni mang trong mình những sức mạnh siêu nhiên của cả 2 thế lực thiện và ác. Quyền lực của Oni có thể được sử dụng vì điều thiện hay phục vụ cái xấu xa nhưng tât cả phụ thuộc vào chính ý thích của Oni và hoàn cảnh đang tác động lên nó. Nó không phải con ác quỷ cũng không phải một vị thần. Oni là biểu tượng cho sự chuyển biến, sự đấu tranh giữa thiện và ác, đó có thể là sự lầm lạc đến cái tà ác từ chỗ tốt đẹp, hoặc là sự nỗ lực hướng thiện, đi lên từ nơi tăm tối. Bởi vậy người Nhật Bản thờ phụng, yêu kính Oni mà cũng có khi lại sợ hãi và xua đuổi Oni.
Các đền chùa của Nhật Bản thường được xây dựng quay mặt về hướng Đông Bắc để chấn yểm ngăn không cho Oni vượt qua được Kimon để đến thế giới con người. Ví dụ như đền Enryakuji ở núi Hiei nằm ở phía đông bắc cố đô Kyoto hay đền Kaneiji cũng ở hướng đông bắc của lâu đài Edo. Ngay cả kinh đô của Nhật Bản cũng đã từng được di dời về hướng đông bắc từ Nagaoka về Kyoto vào thế kỉ thứ 8. Nhiều ngôi làng ở Nhật Bản vẫn duy trì những lễ hội truyền thống, xua đuổi cái ác, cái xấu xa, xua đuổi Oni vào đầu xuân. Trong lễ hội Setsubun người ta ném hạt đậu ra trước cửa nhà mình và niệm “Oni wa soto! Fuku wa” nghĩa là cái xấu xa hãy tan biến, may mắn hãy đến.
Một mặt khác người Nhật lại rất yêu mến và tôn thờ Oni. Trẻ em Nhật Bản lớn lên cùng câu truyện cổ tích Momotaro mà một số người Việt Nam biết đến với tên gọi là Cậu bé quả đào. Câu truyện lại rất đề cao hình ảnh Oni. Trong nhiều thành ngữ tục ngữ của Nhật Bản cũng xuất hiện hình ảnh Oni. Người ta thờ cúng Oni với niềm tin rằng Oni mang lại may mắn, sự an toàn, bình yên và xua đuổi những điều bất hạnh. Oni trở thành vị thần bảo vệ cho con người khỏi cái xấu, những tai hoạ.
Với những chia sẻ trên, lớp học xăm mình nghệ thuật mong rằng sẽ đem lại cho bạn cái nhìn mới mẻ về hình xăm mặt quỷ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét